Trong thời đại số như hiện nay, những phương pháp gọi điện telesale truyền thống ngày càng có nhiều hạn chế. Vì vậy, sự ra đời phát triển của các phần mềm đã mang đến giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Điển hình là phần mềm gọi điện telesale, không những nâng cao hiệu quả công việc mà còn giúp nhân viên sale dễ dàng hơn trong việc xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng.
1. Tại sao nên dùng phần mềm gọi điện telesale
- Tiết kiệm chi phí: Khi sử dụng phần mềm gọi điện telesale sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc sử dụng tổng đài gọi điện truyền thống. Ngoài ra phần mềm telesale còn tự động lưu trữ tất cả các cuộc gọi vào, gọi ra hoàn toàn miễn phí.
- Nhân viên có thể làm việc từ xa: Hỗ trợ nhân viên làm việc trên mọi thiết bị (máy tính hay điện thoại cá nhân (Mobile app hỗ trợ cả iOS và Android) không giới hạn vị trí địa lý. Điều này giúp doanh nghiệp có thể sắp xếp việc làm của nhân viên linh hoạt và dễ dàng hơn các giải pháp khác.
- Tối ưu hiệu quả telesales: Liên hệ khách hàng sẽ được điều phối đến đúng sales phụ trách hoặc các nhóm/phòng ban phù hợp nhất, qua đó giúp giảm tối đa thời gian chờ của khách hàng và tối ưu hiệu quả hệ thống, gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- Nâng cao bảo mật: Đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp được bảo vệ tối đa tại trung tâm dữ liệu, với các phương án sao lưu và phòng chống đột nhập tốt nhất.
- Hệ thống báo cáo, thống kê chi tiết: Tổng hợp và quản lý phiếu ghi khách hàng theo thời gian cụ thể, thống kê đầy đủ lịch sử cuộc gọi, hiệu suất telesales. Giám sát cuộc gọi theo thời gian thực, giúp hỗ trợ công tác quản trị, quản lý dễ dàng.
- Tích hợp CRM: Tích hợp sẵn với mini CRM giúp doanh nghiệp có thể sử dụng ngay với những tính năng cơ bản về quản lý liên hệ khách hàng.
- Tăng năng suất lao động: Cung cấp đầy đủ các công cụ báo cáo, giám sát hoạt động của quản lý telesales, cùng với các tính năng giúp tăng tốc độ làm việc của nhân viên như: tự động gọi điện, tự động trả lời, phân phối cuộc gọi thông minh,…
- Nâng cao hiệu quả chăm sóc, tương tác với khách hàng: Hệ thống sẽ tự động ghi lại, lưu trữ và đánh giá chất lượng các cuộc gọi. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động telesale nên sẽ nhanh chóng đưa ra những sự điều chỉnh hoặc thay đổi cần thiết trong quá trình chăm sóc, tương tác với khách hàng.
2. Các chức năng chính của phần mềm gọi điện telesale
2.1 Ghi âm cuộc gọi
Việc nghe lại file ghi âm cuộc gọi điện sẽ giúp nhà quản lý đánh giá được chất lượng mà từng nhân viên telesale mang lại cho khách hàng. Điều này vô cùng cần thiết trong hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Nhờ đó nhà quản lý có thế tìm ra lỗi sai, yếu kém của nhân viên và cải thiện chất lượng.
2.2 Thống kê cuộc gọi
Khi doanh nghiệp phải điều hành một trung tâm cuộc gọi quy mô lớn hoặc quản lý một nhóm bán hàng bận rộn, thì thống kê và phân tích cuộc gọi rất quan trọng. Nó giúp nắm bắt được toàn bộ thông tin về cuộc gọi.
2.3 Phiếu ghi khách hàng
Phiếu ghi giúp lưu trữ các thông tin liên quan tới vấn đề khách hàng cần được giải quyết và hỗ trợ. Phiếu ghi còn giúp cho doanh nghiệp ghi nhận, theo dõi, quản lý và xử lý nhanh các vấn đề khách hàng gặp phải.
Có thể bạn quan tâm: Ticket là gì? Hướng dẫn sử dụng để chăm sóc khách hàng
3. Giải pháp phần mềm gọi điện tích hợp CRM giúp quản lý telesale dễ dàng
Telesales đang nắm giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp sử dụng telesales nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, quảng cáo thương hiệu, từ đó chốt đơn hàng và đem lại doanh thu.
Hiểu rõ được tầm quan trọng này, StringeeX Call Center là phần mềm quản lý Telesale có khả năng đáp ứng yêu cầu của mọi quy mô doanh nghiệp từ hàng chục đến hàng trăm nhân viên telesales, không giới hạn số cuộc gọi đồng thời cùng 1 thời điểm. Tích hợp hệ thống CRM giúp nhà quản trị có thể quản lý hàng trăm cuộc gọi mỗi ngày. Qua đó giúp gia tăng một cách hợp lý, tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển đổi.
Hỗ trợ đầy đủ yêu cầu của doanh nghiệp: từ Inbound Call Center (ghi nhận thắc mắc, giải quyết các vấn đề của khách hàng…) cho tới Outbound Call Center (telesales, tư vấn bán hàng, quảng bá dịch vụ - telemarketing, khảo sát ý kiến khách hàng,...).
Xem thêm: Outbound Call Center là gì? Phân biệt Outbound và Inbound Call Center
Inbound Call Center là gì? 3 ứng dụng phổ biến của Inbound Call Center
Tạm kết
Phần mềm gọi điện Telesale đã trở thành một phần không thể thiếu giúp doanh nghiệp phát triển và đứng vững trên thị trường. Thông qua phần mềm telesale nhà quản lý dễ dàng đánh giá và kiểm soát được toàn bộ nhân viên, giúp cho nhân viên giảm thiểu tối đa những sai sót trong việc chăm sóc khách hàng.
Liên hệ ngay với StringeeX để trải nghiệm dịch vụ phần mềm quản lý telesale tại đây.