Chắc hẳn những người làm trong ngành kinh doanh sẽ rất quen thuộc với nguyên tắc 3B, 4B hay mở rộng hơn là 5B. Đây đều là những bí quyết giúp việc bán hàng trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy nguyên tắc 4B - 3B - 5B trong bán hàng là gì? Cùng StringeeX tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
1. Tìm hiểu nguyên tắc 3B trong bán hàng là gì?
Nguyên tắc 3B trong bán hàng đã được áp dụng từ cách đây rất lâu
Nguyên tắc 3B đã từng được các nhà kinh doanh sử dụng rất nhiều trong thời gian trước đây (khi sự cạnh tranh giữa các sản phẩm chưa bị đẩy lên quá cao). Theo đó, 3B thực chất là từ viết tắt của: Bạn - bàn - bán.
Điều này có nghĩa là: Trước khi bán một sản phẩm nào đó cho khách hàng thì nhân viên bán hàng phải trở thành “người bạn” trước, rồi sau đó mới bàn luận về vấn đề mà khách hàng gặp phải. Cuối cùng mới tới bước “chốt đơn”.
1.1. Trở thành người bạn thân thiết với khách hàng
Khi khách hàng chưa biết tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì ít nhiều họ sẽ cảm thấy lạ lẫm, phân vân và chưa tin tưởng hoàn toàn. Vì vậy, lúc này nhà kinh doanh hay nhân viên bán hàng sẽ trở thành người bạn lắng nghe những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, luôn giữ vững tâm thế “Miệng đóng kín, tai mở to”.
Bạn không nên “bật mode” như một chiếc “máy nói” hay tâng bốc khách hàng quá đà bởi những điều này có thể gây phản tác dụng. Hãy nhớ rằng, sự chân thành và tận tâm chính là chìa khóa khiến khách hàng tin tưởng và có thiện cảm với bạn hơn.
1.2. Cùng khách hàng bàn luận để tìm ra hướng giải quyết
Sau khi thấu hiểu những trăn trở, khó khăn mà khách hàng gặp phải, nhân viên sales sẽ cùng khách hàng bàn luận và tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề đó. Bạn nên chú ý lắng nghe lời chia sẻ thật từ khách hàng vì đó là những thông tin quan trọng giúp bạn đề xuất với khách hàng một sản phẩm phù hợp.
1.3. Bán giá trị cho khách hàng thông qua sản phẩm
Ở bước này, bạn cần thuyết phục khách hàng chốt đơn sản phẩm bằng các thông tin về công dụng, tính năng của sản phẩm và các chương trình khuyến mãi (nếu có).
Có thể thấy, bán hàng là một nghệ thuật và trong 3 bước kể trên, bạn không chỉ đơn thuần cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mà còn cần tạo ra thiện cảm, khiến khách hàng nhớ tới mỗi khi có nhu cầu mua sắm.
2. Nguyên tắc 4B là gì? Khác gì với 3B?
Nguyên tắc 4B là phiên bản mở rộng của nguyên tắc 3B
Trải qua thời gian, nguyên tắc 3B đã dần trở nên lỗi thời và không còn phù hợp với thời đại mới. Vì vậy, các nhà kinh doanh đã mở rộng nguyên tắc này thành 4B: Ban - bạn - bàn - bán. Trong đó, chữ “ban” được thêm vào vị trí đầu tiên trong nguyên tắc 3B.
Điều này có nghĩa là, để kinh doanh hiệu quả, bạn không chỉ cần làm bạn với khách hàng mà còn phải trao tặng một giá trị nào đó cho khách hàng. Đó có thể là giá trị tinh thần (mang tới sự niềm nở, trân trọng, nhiệt tình,...) hoặc những giá trị thật sự từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp.
Tham khảo thêm: Cách tích điểm cho khách hàng - Tuyệt chiêu bán hàng đỉnh cao
3. Tìm hiểu nguyên tắc 5B trong bán hàng
Sự khác nhau giữa nguyên tắc 4B - 3B - 5B trong bán hàng là gì?
Hiện nay, nguyên tắc 5B chính là nguyên tắc được nhiều nhà kinh doanh sử dụng nhất bởi nó phù hợp với thị trường hiện nay (cạnh tranh ngày càng gay gắt và đòi hỏi người bán hàng phải chăm sóc khách hàng tốt hơn).
Nguyên tắc này có tất cả 5 chữ B: Ban - bạn - bàn - bán - bám. Trong đó, chữ B được thêm vào chính là “bám”. Nó không chỉ thể hiện sự “bám đuổi” khách hàng theo nghĩa đen mà còn liên quan tới quá trình chăm sóc, duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.
Là một người bán hàng, bạn cần mang tới nhiều giá trị cho khách hàng hơn để khiến họ tin yêu sản phẩm và luôn nhớ tới thương hiệu sản phẩm khi có nhu cầu.
4. Cách chăm sóc khách hàng hiệu quả trong 5B
Cách chăm sóc khách hàng hiệu quả khi áp dụng nguyên tắc 5B
Để phát triển chữ B cuối cùng (chữ bám) trong nguyên tắc 5B, bạn cần chăm sóc khách hàng hiệu quả cả trước - trong và sau bán.
Khi quy trình chăm sóc khách hàng được thực hiện tốt thì doanh nghiệp sẽ mở rộng được tệp khách hàng trung thành, gắn bó lâu với thương hiệu và sản phẩm. Thậm chí, họ còn có thể sẵn sàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn tới những người xung quanh họ.
Dưới đây là những cách giúp doanh nghiệp của bạn chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn:
4.1. Xây dựng, lưu trữ cơ sở dữ liệu về khách hàng
Khi số lượng khách hàng của doanh nghiệp ngày càng lớn thì việc xây dựng một cơ sở dữ liệu khách hàng đầy đủ, bài bản là điều cần thiết. Cơ sở dữ liệu này sẽ bao gồm tất cả những thông tin về khách hàng mà bạn có được (thông tin về nhân khẩu học, vị trí địa lý, hành vi mua sắm của từng khách hàng).
Một cơ sở dữ liệu khách hàng đầy đủ, chi tiết sẽ mang tới rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Giúp doanh nghiệp hiểu sâu về khách hàng hơn. Đây chính là nền tảng để đưa ra các quyết định marketing hay quyết định kinh doanh phù hợp với khách hàng mục tiêu.
- Giúp quá trình chăm sóc khách hàng diễn ra hiệu quả hơn: Khi doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng thì sẽ dễ dàng đưa ra các đề xuất phù hợp với nhu cầu của họ.
- Việc thành lập cơ sở dữ liệu khách hàng sẽ giúp hạn chế sự trùng lặp dữ liệu, giảm thời gian thống kê, tìm kiếm hay phân loại dữ liệu.
Vì vậy bạn cần một giải pháp như StringeeX để quản lý, tập trung dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau (tổng đài, Facebook, Zalo OA,...) về một nền tảng duy nhất để dễ dàng theo dõi, chăm sóc khách hàng.
4.2. Phân loại khách hàng rõ ràng, cụ thể
Kể cả khi doanh nghiệp của bạn sở hữu một lượng khách hàng đông đảo thì không phải khách hàng nào cũng có nhu cầu và mức chi tiêu giống nhau. Vì vậy, bạn cần tiến hành phân loại khách hàng thành các nhóm để đưa ra chương trình chăm sóc khách hàng phù hợp.
Ví dụ nhóm khách hàng trung thành: Là những người đã mua sản phẩm nhiều lần với tần suất thường xuyên. Họ rất tin tưởng và ủng hộ thương hiệu. Những khách hàng này chính là người mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp. Do đó, bạn cũng cần dành sự đầu tư nhiều hơn cho họ bằng việc: thường xuyên liên lạc để duy trì mối quan hệ, đưa ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết để thúc đẩy họ tiếp tục mua sản phẩm.
Còn đối với những khách hàng tiềm năng: Đây là những người có khả năng trở thành khách hàng thực tế của doanh nghiệp trong tương lai. Đối với nhóm khách hàng này, bạn nên giới thiệu với họ về tính năng của sản phẩm, dịch vụ và giới thiệu chương trình ưu đãi dành cho khách hàng mới để khuyến khích họ mua hàng.
Tham khảo thêm: 10 cách nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng chất lượng và hiệu quả nhất
4.3. Liên hệ với khách hàng trong thời gian phù hợp
Thời điểm liên hệ với khách hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự ấn tượng, thiện cảm với họ. Bạn nên tránh gọi điện tới khách hàng vào những khung giờ mà họ đang bận rộn.
Ví dụ, đối với một số ngành, khung thời gian từ 9 - 10 giờ sáng và 14 - 16 giờ chiều chính là “thời điểm vàng” để nhân viên liên hệ với khách hàng. Bởi lúc này, khách hàng sẽ dễ tiếp nhận thông tin và thoải mái trong việc ra quyết định hơn.
4.4. Cung cấp lợi ích cho khách hàng trước
Khi gọi điện cho khách hàng, bạn nên hạn chế nói trực tiếp về sản phẩm mà nên nói tới những lợi ích mà họ mong muốn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị những “phần quà nhỏ” để gửi tới khách hàng như: Các tài liệu chuyên ngành, bản báo cáo, phân tích thị trường, hay những thông tin mà khách hàng cảm thấy hữu ích… Điều này sẽ giúp việc tiếp cận với khách hàng trở nên dễ dàng hơn và họ cũng bớt khó chịu hơn nếu bị gọi điện bất chợt.
4.5. Tổng hợp, phân tích thông tin bán hàng
Sau khi liên hệ, chăm sóc khách hàng thì việc tổng hợp, phân tích thông tin là điều cần thiết. Bạn nên tìm ra những điểm hạn chế hay những điểm mà khách hàng chưa hài lòng ở sản phẩm, dịch vụ, những điểm khiến khách hàng thích thú. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm và áp dụng cho những lần tư vấn sau này.
4.6. Thường xuyên duy trì sự thân thiết với khách hàng
“Đường lâu ngày không đi sẽ mọc đầy cỏ dại và người lâu ngày không gặp sẽ trở thành người dưng”. Câu nói này gần như đúng với tất cả các mối quan hệ. Và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng cũng vậy. Doanh nghiệp cần thường xuyên duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua một số hoạt động như:
- Gửi lời chào hỏi, chúc mừng khách hàng vào những dịp đặc biệt như: Sinh nhật, lễ tết để khách hàng luôn nhớ tới và có ấn tượng sâu sắc hơn với sản phẩm, thương hiệu.
- Thông báo thường xuyên tới khách hàng về chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng thân thiết.
- Khi có sự thay đổi về sản phẩm hay giá bán thì doanh nghiệp cũng nên thông báo tới khách hàng thông qua hệ thống tin nhắn hoặc email.
- Hỏi thăm về ý kiến, cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Tham khảo thêm: Nghệ thuật xử lý khiếu nại của khách hàng mà đội ngũ kinh doanh nên biết
Tạm kết
Hy vọng rằng qua bài viết, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Nguyên tắc 4B - 3B - 5B trong bán hàng là gì? Đây đều là những nguyên tắc rất cơ bản trong hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng. Để việc chăm sóc khách hàng diễn ra hiệu quả và tiết kiệm hơn, bạn có thể tham khảo các phần mềm chăm sóc khách hàng như StringeeX nhé.
Ngoài ra, để đội ngũ bán hàng vận hành hiệu quả cũng như nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất, doanh nghiệp không thể thiếu công cụ hỗ trợ.
StringeeX là phần mềm quản lý telesales giúp tối ưu hóa quy trình telesales và chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Cung cấp đầy đủ các tính năng của một tổng đài quản lý telesales chuyên nghiệp, StringeeX còn tích hợp các tính năng về lưu trữ và quản lý thông tin, dữ liệu khách hàng (mini CRM). Đây là giải pháp toàn diện phù hợp cho mọi quy mô doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, startups,...
Một số ưu điểm của StringeeX có thể kể đến như:
- Tăng năng suất làm việc cho nhân viên: StringeeX được trang bị bộ tính năng thông minh giúp quay số gọi ra tự động, gọi hàng nghìn số cùng lúc, tự động chia data cho sale, hiển thị thông tin khách hàng khi họ gọi đến…
- Dễ dàng quản lý hiệu quả hoạt động của bộ phận telesales: Tự động thống kê, báo cáo đội ngũ quản lý có thể nắm bắt được sale đang chăm sóc khách hàng đến đâu, tỉ lệ chốt đơn là bao nhiêu
- Quản lý tập trung dữ liệu trên các nền tảng: Tính năng miniCRM giúp lưu trữ tập trung dữ liệu khách hàng. Cho dù khách hàng gọi điện qua hotline, trò chuyện trên live-chat hay Facebook, hệ thống đều lưu lại các tương tác này dưới dạng ticket giúp quản lý dễ dàng.
Để được tư vấn chi tiết về phần mềm, xin mời đăng ký nhanh tại đây: