S&OP là một thuật ngữ quen thuộc với khá nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng hàng hóa. Vậy S&OP là gì và quy trình thực hiện S&OP như thế nào? Cùng StringeeX tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng qua bài viết sau đây nhé!
1. Tìm hiểu S&OP là gì?
S&OP là gì mà được nhiều người nhắc tới?
S&OP thực chất là tên viết tắt của Sale & Operation Planing. Đây là công tác hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược sản xuất và hoạt động điều hành của doanh nghiệp để đạt được mục đích đề ra.
S&OP có liên quan tới rất nhiều bộ phận trong công ty như: Marketing, bán hàng, sản xuất, cung ứng, tài chính,... Hiểu một cách đơn giản S&OP chính là việc cả công ty cùng ngồi lại để thỏa thuận, thống nhất ý kiến với nhau về kế hoạch hoạt động kinh doanh.
Trong đó, người điều hành cuộc họp thường là CEO. Ngoài ra, các giám đốc, người đứng đầu bộ phận, leader nhóm cũng cần phải có mặt và đóng góp vào cuộc thảo luận.
Mục đích cuối cùng của S&OP là đưa ra một lịch trình cụ thể và hợp lý để các bộ phận trong công ty nắm rõ những việc mình cần làm trong từng thời điểm. Khi làm được điều này thì chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty sẽ không bị đứt gãy, gián đoạn, lượng hàng tồn kho được giảm tải và hoạt động kinh doanh cũng được duy trì ổn định.
Xem thêm: Smart goals là gì? Giải thích ý nghĩa chi tiết và ví dụ cụ thể
2. Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp của S&OP là gì?
6 lợi ích của S&OP với doanh nghiệp
Sau khi bạn đã nắm rõ khái niệm S&OP là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu những lợi ích mà S&OP mang tới cho doanh nghiệp:
2.1. Giúp liên kết các bộ phận trong công ty chặt chẽ hơn
Lợi ích đầu tiên mà S&OP mang tới cho doanh nghiệp chính là giúp cho các bộ phận của doanh nghiệp hoạt động thống nhất và phối hợp nhịp nhàng như một bộ máy.
Khi các bộ phận có cùng chung một mục tiêu và thường xuyên trao đổi, bàn luận với nhau thì sẽ hạn chế được tình trạng hoạt động riêng rẽ, rời rạc. S&OP giúp đặt ra những tiêu chuẩn chung về chất lượng và thời gian từ đó các phòng ban có thể bắt nhịp mặc dù mỗi bộ phận đều có tính chất công việc khác nhau.
2.2. Giảm lượng hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí
Khi doanh nghiệp hoạch định S&OP rõ ràng thì sẽ có thể dự báo nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng một cách chính sách. Nhờ đó, công ty có thể cắt giảm lượng hàng dự trữ, hàng tồn kho mà không cần lo lắng việc cắt giảm này gây ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi cung ứng.
2.3. Cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành
S&OP giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất cho doanh nghiệp
Trong giá thành của sản phẩm thì chi phí sản xuất, chi phí tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn. Vì vậy, nếu như doanh nghiệp của bạn có thể cắt giảm chi phí tồn kho thì sẽ giảm được giá thành sản phẩm. Điều này sẽ giúp nâng cao sức hút của sản phẩm đối với khách hàng.
2.4. Đảm bảo tiến độ sản xuất đề ra
Thông qua S&OP, doanh nghiệp có thể tính toán chính xác nhu cầu của khách hàng trên thị trường và nguồn cung nguyên liệu. Nhờ đó, giúp hoạt động sản xuất trở nên trơn tru, đáp ứng đúng chất lượng, đúng thời hạn.
2.5. Giúp ổn định năng suất làm việc cho các thành viên
Vì có kế hoạch cụ thể và thống nhất nên S&OP giúp các bộ phận trong công ty ổn định năng suất làm việc. Nhờ đó, giúp hạn chế tình trạng chồng chéo, trì hoãn hay thiếu sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc.
2.6. Giúp đưa ra quyết định nhanh chóng, linh hoạt
Quy trình S&OP có khả năng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường và khả năng sản xuất của mình, vì thế mà các nhà lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng và linh hoạt.
3. 6 bước thực hiện S&OP chi tiết và hiệu quả
6 bước trong quy trình S&OP là gì?
3.1. Bước 1: Dự báo nhu cầu thị trường
Đây chính là bước đầu tiên và cũng là bước cốt lõi trong quy trình S&OP. Việc dự đoán nhu cầu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định số lượng hàng hóa cần cung ứng và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, dự trữ hàng tồn kho.
Để có được những số liệu chính xác, doanh nghiệp cần tiến hàng nghiên cứu nhu cầu thị trường, nhu cầu khách hàng. Có rất nhiều công cụ nghiên cứu như: Khảo sát khách hàng, lập bảng hỏi, phỏng vấn người tiêu dùng hoặc sử dụng các công cụ phân tích, đo lường thông qua digital marketing (Ví dụ: Google Analytics, Semrush, công cụ phân tích hàng vi người tiêu dùng - tracking tool,...).
Ngoài ra, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu thị trường thì doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ nghiên cứu thị trường từ các Agency để đảm bảo tính hiệu quả và chính xác.
3.2. Bước 2: Hoạch định chi tiết nhu cầu của thị trường
Bước 1 vốn chỉ là bước thu thập số liệu về nhu cầu thị trường. Do đó, ở bước 2, doanh nghiệp sẽ cần thống kê, tổng hợp lại những số liệu đó để xác định các thông tin cụ thể hơn. Ví dụ như: Doanh nghiệp sẽ đáp ứng và phục vụ được bao nhiêu phần trăm của thị trường? Nhu cầu cụ thể của khách hàng mục tiêu trong 1 tháng, 1 quý, 1 năm là bao nhiêu?
Từ những thông tin này, doanh nghiệp có thể tính toán khả năng cung ứng của mình. Nếu khả năng cung ứng này không đủ thì có thể đưa ra giải pháp gì (Nâng cao năng suất, mở rộng quy mô sản xuất hay thuê dịch vụ ngoài - outsource?).
3.3. Bước 3: Chuẩn bị cho quy trình S&OP
Trước khi bắt tay chính thức vào S&OP, bạn sẽ cần một bước chuẩn bị, gọi là Pre-S&OP. Ở bước này, doanh nghiệp sẽ rà soát và kiểm tra những nguồn lực mà mình còn thiếu (nhân lực, tài nguyên, điều kiện đầu vào,...) và xem xét các rào cản, thách thức có thể gặp phải để đưa ra phương án thích hợp.
3.4. Bước 4: Lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một chuỗi cung ứng dài - ngắn khác nhau, nhưng phần lớn sẽ tập trung ở 3 nhân tố chính là: Nhà cung cấp, doanh nghiệp và nhà phân phối. Khi doanh nghiệp đã xác định được mục tiêu đầu ra cần đạt được thì có thể dựa vào đó để lập kế hoạch chi tiết cho cả chuỗi.
3.5. Bước 5: Điều hành quy trình S&OP
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ tổ chức cuộc họp S&OP với sự tham gia của CEO, các thành viên của ban điều hành, trưởng bộ phận, trưởng nhóm,... Trong đó, các thành viên sẽ cùng nhau thảo luận, hội ý và đưa ra 1 kế hoạch vận hành chung, áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp.
Kế hoạch S&OP này cần phù hợp với tất cả các bộ phận trong công ty và nhận được sự thống nhất giữa các bộ phận. Mỗi phòng ban sẽ cam kết thực hiện theo kế hoạch S&OP mà không có sự phàn nàn hay không chấp thuận.
3.6. Bước 6: Thực hiện S&OP và tiến hành theo dõi, đánh giá
Khi công ty đã có sự thống nhất chung về kế hoạch S&OP thì bước tiếp theo sẽ là thực thi nó. Ở bước này, doanh nghiệp cần bám sát theo kế hoạch đã đề ra.
Không những vậy, doanh nghiệp còn cần theo dõi, đo lường thường xuyên để đưa ra sự điều chỉnh phù hợp cho kế hoạch S&OP. Dưới đây là một vài tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của S&OP: Phần trăm chính xác của dự báo, tỷ lệ giao hàng đúng và đủ, tỷ lệ hữu dụng sản xuất, tỷ lệ đơn hàng tồn đọng, tỷ lệ hữu dụng kho bãi, tỷ lệ hữu dụng sản xuất, chi phí vận chuyển, lượng hàng tồn kho theo ngày,…
Xem thêm các bài viết hay khác:
- Xây dựng chính sách hoa hồng cho nhân viên kinh doanh chi tiết và đầy đủ nhất
- Chiến lược thâm nhập thị trường là gì? Các chiến lược phổ biến hiện nay
- Hướng dẫn xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng B2B chi tiết, dễ hiểu
Tạm kết
Hy vọng rằng, qua bài viết trên đây bạn đã hiểu rõ S&OP là gì, lợi ích mà nó mang lại và quy trình 6 bước để triển khai S&OP. Để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích khác về kinh doanh và marketing, bạn nhớ ghé qua website StringeeX thường xuyên nhé!