Conversion Rate - tỷ lệ chuyển đổi, là một yếu tố đánh giá vô cùng quan trọng trong Marketing. Nếu traffic đem về rất nhiều nhưng không thể chuyển đổi sang leads thì mọi nỗ lực tiếp thị của bạn chẳng có ý nghĩa gì. Vậy làm sao để tối ưu hoá được Conversion Rate một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng Stringee tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Conversion Rate là gì?

Conversion Rate - Tỷ lệ chuyển đổi, là tỉ lệ phần trăm số lượng người thực hiện hành động chia cho tổng số người tiếp cận tới chiến dịch. Ví dụ: Một website có khoảng 5000 lượt khách hàng truy cập trong một tháng, trong đó có 500 khách hàng đăng ký nhận ưu đãi và tư vấn. Vậy thì Conversion Rate - tỷ lệ chuyển đổi sẽ là 500/5000 bằng 10%.

Sự chuyển đổi có thể là bất kì hành động nào mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng thực hiện. Đó có thể là tỉ lệ người đăng ký nhận tư vấn/người truy cập website,  cũng có thể là tỉ lệ người bấm đăng ký dịch vụ/người truy cập trang Landing Page… 

Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi thường xuyên sẽ giúp bạn đo lường hiệu suất của một website trong việc:

  • Nắm bắt được đang có bao nhiêu phần trăm người dùng đang thực hiện các mục tiêu bạn đặt ra.
  • Đánh giá sự thành công của một website và xác định các phần cần được thay đổi và cải thiện.

2. Tổng hợp 5 cách giúp tối ưu Conversion Rate trên website

2.1. Sử dụng công cụ lập kế hoạch CRO - Conversion Rate Optimization

Bắt đầu với việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn. Bước đầu tiên để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của bạn chính là sử dụng công cụ lập kế hoạch CRO - Conversion Rate Optimization (Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi). 

Với công cụ lập kế hoạch CRO, các bạn có thể phân tích và phát triển chiến lược để tăng tỷ lệ chuyển đổi của mình. Ví dụ: với công cụ lập kế hoạch CRO của HubSpot, bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn về cách tiến hành kiểm tra trang web, xác định các khu vực cần cải thiện kênh chuyển đổi, hiểu người dùng trên trang web của bạn và thực hiện quy trình thử nghiệm và thử nghiệm A/B. Công cụ lập kế hoạch CRO có thể hữu ích vì họ thực hiện toàn bộ quy trình từ A đến Z.

2.2. Bổ sung các đánh giá tốt của khách hàng

Bạn có biết rằng, có tới 89% người tiêu dùng kiểm tra các đánh giá của khách hàng trước đó trước khi mua hàng? Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, khoảng 49% người tiêu dùng coi các bài đánh giá tích cực là một trong ba yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. 

Đó có thể là đánh giá của khách hàng trên website bán hàng của bạn. Càng nhiều đánh giá tốt, càng nhiều đánh giá 5 sao thì niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn lại càng cao, từ đó giúp tỉ lệ chuyển đổi cũng tăng lên theo.

2.3. Theo dõi cách khách hàng tương tác với trang web của bạn

Sẽ rất khó để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của bạn nếu bạn không hiểu cách người dùng tương tác với trang web của bạn. Với các công cụ phân tích trang web như Google Analytics, bạn có thể dễ dàng phân tích được khách hàng đã nhấp vào những đâu trên website của bạn. Nếu họ bỏ qua một phiếu mua hàng hoặc ngừng điền vào biểu mẫu giữa chừng thì có thể trải nghiệm website của bạn đang có vấn đề và cần xem xét để cải thiện ngay.

2.4. Thực hiện A/B Testing

Trong Marketing, thử nghiệm chính là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro trong việc lựa chọn, thay đổi cách tiếp cận và khám phá thêm nhiều cơ hội mới. Bởi không phải lúc nào cũng dễ dàng để biết cái gì hiệu quả và cái gì không. 

Khi điều đó xảy ra, bạn nên tiến hành thử nghiệm A/B testing. Đây là một kĩ thuật giúp tăng Conversion Rate của website, biến người truy cập thành khách hàng của bạn.

Ví dụ, nếu bạn có hai tiêu đề cho cùng một nội dung mà chưa biết lựa chọn tiêu đề nào để mang lại hiệu quả tốt hơn. Vậy thì phương pháp A/B testing chính là cách để bạn xác định được tiêu đề nào sẽ tạo được chuyển đổi tốt hơn cho trang web của bạn. 

Có những công cụ nào giúp các Marketer tối ưu được Conversion Rate hiệu quả hơn? Chúng ta có thể nhắc tới Google Optimize, đây là công cụ miễn phí. Vì là miễn phí nên sẽ có một số hạn chế nhất định. Nhưng nếu bạn là doanh nghiệp SMEs thì có thể cân nhắc Optimizely hay VWO nhé! Đây là những công cụ khá dễ để sử dụng.

2.5. Tích hợp live-chat trên website của bạn

Khi khách truy cập web không chuyển đổi, họ có thể có thắc mắc hoặc lo ngại về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhưng chưa tìm được nơi để hỏi thêm về sản phẩm. Để tránh mất khách hàng tiềm năng, bạn nên xem xét thêm tính năng trò chuyện trực tiếp live-chat vào trang web của mình. 

Với tính năng trò chuyện trực tiếp, dịch vụ khách hàng hoặc nhân viên bán hàng của bạn có thể làm giảm bớt mối lo ngại của những khách hàng tiềm năng còn đang do dự bằng cách hỏi và nhận tư vấn trực tiếp từ đội ngũ hỗ trợ.

Nếu ngân sách còn hạn chế, phần mềm live chat trung gian là một lựa chọn hoàn hảo. Một phiên bản miễn phí là vừa đủ để bạn có thể cải thiện trải nghiệm người dùng và chăm sóc khách hàng trên trang web của mình.

Một trong những tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh có tích hợp live chat được rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng là StringeeX. Live chat trên StringeeX có những ưu điểm như:

  • Tích hợp khá đầy đủ tính năng cần có của phần mềm live chat 
  • Tùy biến khung chat, nội dung hiển thị linh hoạt theo màu sắc nhận diện thương hiệu, logo
  • Cài đặt mẫu trả lời nhanh khi chat
  • Số lượng đoạn chat và nhân viên hỗ trợ không giới hạn (theo số tài khoản sử doanh nghiệp đăng ký)
  • Server hệ thống đặt tại Việt Nam, đảm bảo đường truyền ổn định

Bên cạnh đó, sử dụng tổng đài có tích hợp live chat như StringeeX, doanh nghiệp còn sở hữu thêm các lợi thế như:

  • Quản lý vấn đề, thông tin của khách hàng bằng hệ thống phiếu ghi (ticket) 
  • Có thống kê tổng số cuộc chat được xử lý, tổng số cuộc chat bị nhỡ giúp đánh giá được hiệu quả của nhân viên
  • Phân quyền cho từng nhân viên
  • Có thể chuyển câu hỏi sang nhân viên khác cùng hỗ trợ
  • Phiếu đánh giá chất lượng chăm sóc khách hàng sau khi kết thúc hội thoại
  • Nhân viên có thể cùng lúc chăm sóc khách hàng trên live chat và nhiều kênh khác như Hotline/Email/SMS/Facebook/Zalo, tăng năng suất làm việc.

Mời quý doanh nghiệp liên hệ tới hotline 1800 6670 để được tư vấn chi tiết hoặc đăng ký nhận tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY.

2.6. Loại bỏ những trải nghiệm khó khăn và tăng sự tin tưởng của khách hàng

Người dùng sẽ không chuyển đổi nếu họ không tin tưởng thương hiệu của bạn hoặc gặp khó khăn trong quá trình trải nghiệm trên kênh/website của bạn. Vậy làm thế nào bạn có thể tăng được niềm tin của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ của bạn? 

Bạn có thể sử dụng một số chiến thuật như:

  • Đảm bảo hoàn lại tiền hay hoàn lại hàng nếu sản phẩm bị lỗi hay hỏng hóc, không giống với mô tả..
  • Cập nhật thường xuyên các thông tin về sản phẩm, thương hiệu lên website.
  • Tránh sử dụng các liên kết spam
  • Tăng trải nghiệm khách hàng trên website của bạn: thao tác đơn giản, dễ sử dụng, nhanh gọn…

Thường xuyên kiểm tra và cập nhật lại các bài viết cũ để tránh các link bị chết khiến khách hàng ngờ vực. Ngoài ra, các thông tin về doanh nghiệp hay đội ngũ founder, quả lý, nhân viên cũng nên được cập nhật trên website để người dùng có được sự tin tưởng cao hơn. 

3. Tổng hợp 5 cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên Landing Page

3.1. Thể hiện rõ những giá trị sản phẩm/dịch vụ có thể đem lại

Trên bất kỳ trang đích nào, những giá trị của bạn phải được truyền đạt một cách thật rõ ràng và dễ hiểu. Để làm được điều này, bạn cần hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình là ai, họ có sở thích và hành vi như thế nào.

Nội dung Landing Page của bạn nên thật cụ thể, tập trung vào việc đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề của khách hàng. Hãy đánh vào lợi ích thay vì tính năng, lợi ích sẽ giúp khách hàng tưởng tượng được cuộc sống của họ sẽ tốt hơn như thế nào với sản phẩm của bạn.

3.2. Kết hợp cả câu chữ, hình ảnh và video

Bạn đã bao giờ gọi món gì đó ở nhà hàng và khi nó được mang ra, nó trông hoàn toàn khác so với những gì bạn tưởng tượng? Để tránh điều này, hãy thêm hình ảnh và video về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên các Landing Page của bạn.

Hình ảnh và video cũng sẽ giúp trang bán hàng của bạn đáng tin cậy hơn. Để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, bạn hãy thử thêm hình ảnh của đồ thị và biểu đồ hoặc hình ảnh feedback, video testimonial… vào Landing Page của bạn.

3.3. Viết Call To Action thật mạnh mẽ

Một thành phần quan trọng của chuyển đổi chính là lời kêu gọi hành động (CTA). CTA của bạn có thể là đăng ký ưu đãi, đăng ký nhận tư vấn, mua hàng, chia sẻ bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc đăng ký nhận bản tin email của bạn…

Dù đó là gì, CTA trên một trang bán hàng là rất quan trọng. Thông thường, mỗi trang bán hàng sẽ chỉ có một lời kêu gọi hành động nhưng được thực hiện nhiều lần trên một trang. 

CTA nên được xuất hiện trên một trang càng sớm thì càng tốt. Nếu không, bạn sẽ gặp rủi ro khi những khách truy cập không cuộn xuống đủ xa sẽ bỏ lỡ hoàn toàn điểm chuyển đổi.

3.4. Loại bỏ những phiền nhiễu không cần thiết

Đối với CTA, điều quan trọng là phải loại bỏ bất kỳ thứ gì trong trang có thể làm giảm khả năng hành động thực hiện CTA của khách hàng. Loại bỏ mọi liên kết, cửa sổ bật lên hoặc tùy chọn điều hướng không cần thiết có thể sẽ làm chuyển hướng sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

Bạn chỉ có vài giây để thu hút người dùng và một trang khó điều hướng sẽ khiến họ không muốn tiếp tục ở lại nữa. Vì vậy hãy nghiên cứu thật kỹ để mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

3.5. Đáp ứng đúng mong đợi của người dùng

Khi ai đó nhấp vào trang web của bạn sau khi đọc mô tả của bạn trên Google hoặc xem quảng cáo trên công cụ tìm kiếm của bạn, thì nội dung Landing Page của bạn giải quyết đúng hoặc được ra những nội dung mà khách hàng thật sự mong muốn được xem. 

Ví dụ: nếu người dùng nhìn thấy bài đăng này trên Google, họ sẽ mong đợi tìm thấy các chiến lược để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của mình. Nếu vào đọc bài viết của bạn mà thấy các nội dung xáo rỗng, không thuyết phục, chắc chắn họ sẽ rời đi ngay.

Tạm kết

Bài viết bên trên đã cung cấp các thông tin quan trọng về Conversion Rate. Stringee hy vọng bài viết đã giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về tỷ lệ chuyển đổi và các cách để tối đa hoá chỉ số này để giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được những mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, góp phần vào sự phát triển của công ty trong tương lai.

Song song với việc triển khai các hoạt động mang tính kích thích hành động ngay tại một thời điểm thì doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến việc làm hài lòng khách hàng của mình bằng cách tạo nên những trải nghiệm chăm sóc khách hàng tốt có thể qua điện thoại, tin nhắn hoặc thậm chí là email. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp sẽ được cải thiện theo.

Lắp đặt tổng đài ảo thông minh StringeeX với nhiều tính năng hiện đại như: CRM mini, định tuyến và phân chia cuộc gọi, tích hợp CSKH đa kênh sẽ giúp bạn tiết kiệm được phần lớn chi phí mà vẫn CSKH tốt nhất. Điều này giúp cho những chiến lược marketing cảm xúc của bạn được ghi nhớ lâu hơn cũng như tạo được ấn tượng xuyên suốt đối với người dùng.