Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là việc làm vô cùng quan trọng để đảm bảo sản phẩm của bạn được tiếp cận và chào đón một cách hiệu quả trên thị trường. Vậy để lập được kế hoạch marketing thì chúng ta cần triển khai những bước nào? Hãy cùng StringeeX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! 

1. Tại sao cần lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới?

Việc lập kế hoạch marketing sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu hơn

Bất kỳ sản phẩm nào cũng cần có kế hoạch marketing cụ thể để tối ưu hóa hiệu quả tiếp cận tới khách hàng. Đặc biệt, những sản phẩm mới lại càng cần kế hoạch marketing để giới thiệu sản phẩm và gia tăng nhận thức thương hiệu.

Dưới đây là những lý do mà doanh nghiệp cần lập kế hoạch marketing cho một sản phẩm mới:

  • Kế hoạch marketing sẽ giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể như: Doanh số thu về, mức độ nhận diện thương hiệu, phần trăm thị phần,...
  • Giúp doanh nghiệp hiểu rõ về chân dung khách hàng mục tiêu, từ đó đưa ra những cách tiếp cận khách hàng phù hợp.
  • Giúp nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh, những điều có thể học hỏi được từ họ và điểm khác biệt giữa doanh nghiệp và đối thủ.
  • Giúp xác định các nội dung quan trọng như: Chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến thương mại.
  • Kế hoạch marketing sẽ cung cấp các thông tin để đo lường và đánh giá hoạt động marketing của doanh nghiệp cho sản phẩm mới.
  • Các hoạt động marketing của doanh nghiệp sẽ đòi hỏi nhiều bộ phận tham gia. Vì vậy, một bản kế hoạch marketing cụ thể, chi tiết sẽ giúp mọi người thống nhất và phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, có hiệu quả hơn.

Xem thêm: 5 bước xây dựng một mẫu kế hoạch Marketing chuyên nghiệp

2. 7 bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới

Các bước lập kế hoạch marketing cho một sản phẩm mới ra mắt trên thị trường

Để lập một kế hoạch marketing hiệu quả cho sản phẩm mới thì chúng ta sẽ thực hiện qua 7 bước như sau:

2.1. Hiểu rõ, hiểu sâu về sản phẩm mới

Sản phẩm là yếu tố cốt lõi trong marketing và khách hàng đến với doanh nghiệp vì sản phẩm. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các thông tin về: Công dụng, đặc điểm, lợi ích của sản phẩm. Đồng thời trả lời các câu hỏi: Sản phẩm mới này của công ty có gì khác biệt so với các sản phẩm khác trên thị trường? Nó giúp khách hàng giải quyết những vấn đề nào trong cuộc sống?

Khi bạn hiểu rõ về sản phẩm thì kế hoạch marketing càng có tỷ lệ thành công cao. Khách hàng sẽ không bao giờ mua một sản phẩm mà đến người bán còn không hiểu rõ về nó.

2.2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cho sản phẩm mới

Bạn cần phác họa chân dung khách hàng mục tiêu của sản phẩm

Trong marketing, khách hàng luôn là số 1. Họ là người trả tiền cho sản phẩm của bạn. Các hoạt động marketing cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tạo ra doanh thu, lợi nhuận từ sự hài lòng đó. 

Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ khách hàng và phác họa chân dung khách hàng mục tiêu mà mình nhắm tới thông qua việc xác định các thông tin như: Đặc điểm về độ tuổi, giới tính, thu nhập, thói quen, khu vực sinh sống, nghề nghiệp, sở thích,…

Đặc biệt, bạn cũng cần đầu tư để khám phá ra sự thật ngầm hiểu (Customer Insight) của khách hàng. Khi xác định được những thông tin quan trọng này thì doanh nghiệp có thể dựa vào đó để đưa ra kế hoạch marketing phù hợp.

Xem thêm: Customer Retention là gì? Cách đo lường tỷ lệ giữ chân khách hàng

2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường

Một sản phẩm mới sẽ gặp phải khá nhiều thách thức và rào cản đến từ đối thủ cạnh tranh trên thị trường vì:

  • Các sản phẩm đã tồn tại trên thị trường thường đã khá quen thuộc với người tiêu dùng.
  • Đối thủ cạnh tranh có thể sở hữu nguồn lực lớn về tài chính, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm triển khai hoạt động marketing, có hệ thống phân phối rộng lớn,...
  • Đối thủ chiếm thị phần lớn và đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng về điều này. Để lập một kế hoạch marketing hiệu quả cho sản phẩm mới thì bạn cần xác định điểm khác biệt và độc đáo của mình so với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như: Sản phẩm mới có đặc điểm gì mà sản phẩm của đối thủ chưa có? Doanh nghiệp sở hữu thế mạnh là gì và nên làm sao để tận dụng thế mạnh đó.

Ngoài ra, có thể học hỏi từ thành công và thất bại của đối thủ. Đây chính là cách tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả cho kế hoạch marketing. Với những thành công của đối thủ, bạn cần rút ra những kinh nghiệm, cách thức mà họ áp dụng. Còn đối với những thất bại của đối thủ, bạn có thể rút ra bài học và điều chỉnh kế hoạch marketing để không gặp phải những sai lầm tương tự.

2.4. Xác định mục tiêu cụ thể cho kế hoạch marketing

Khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới, bạn cần đặt ra các mục tiêu cụ thể để dễ dàng đo lường và theo dõi như:

  • Doanh số bán hàng của sản phẩm trong vòng 1 tháng, 1 quý hay 1 năm là bao nhiêu? Lộ trình tăng trưởng của doanh số bán hàng của sản phẩm mới?
  • Sản phẩm chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần trong thời gian 1 năm tới?
  • Nhận thức thương hiệu của sản phẩm ra sao trong một thời gian cụ thể? Bạn có thể phân chia mục tiêu này thành các mục tiêu nhỏ hơn về số lượt tìm kiếm trên Internet, số lượt tiếp cận, số lượt tương tác của khán giả,...
  • Xác định mục tiêu về kiểm soát và giảm thiểu chi phí marketing…

Nhìn chung, tùy theo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn có thể điều chỉnh mục tiêu marketing cho phù hợp. Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu nên theo mô hình SMART (Dựa theo 5 tiêu chí: Cụ thể, đo lường được, có tính khả thi, có tính liên quan và có giới hạn thời gian rõ ràng) để gia tăng hiệu quả khi thực hiện.

2.5. Quyết định công cụ và hình thức marketing cho sản phẩm

Có rất nhiều công cụ và hình thức marketing để bạn lựa chọn

Tùy theo đặc điểm của khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ quyết định hình thức và công cụ marketing phù hợp. 

Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng của bạn là các bạn trẻ gen Z thì nên lựa chọn hình thức quảng cáo trực tuyến qua mạng xã hội thay vì sử dụng tới đài phát thanh hay radio. Ngược lại, nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là những người lớn tuổi thì việc tiếp cận họ qua kênh truyền hình sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Hiện tại, có rất nhiều kênh marketing online có mức độ phủ sóng cao mà bạn có thể cân nhắc như: Viral Marketing, Mobile Marketing, Remarketing, Website Marketing, Social Networking, SMS Marketing,...

2.6. Xác định ngân sách cụ thể cho hoạt động marketing

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi xây dựng kế hoạch marketing đều phải cân đo, đong đếm giữa hai yếu tố chi phí và hiệu quả mang lại. 

Mỗi kênh marketing đều mang lại hiệu quả khác nhau và có chi phí khác nhau. Vì vậy, bạn cần xác định và phân bổ ngân sách cụ thể cho từng kênh, đồng thời dự trù kinh phí để tính toán những con số phù hợp nhất. 

2.7. Triển khai kế hoạch marketing trong thực tế

Mỗi kế hoạch marketing có thể đơn giản hoặc phức tạp, tùy theo sản phẩm và mục tiêu của từng doanh nghiệp. Khi đã có một kế hoạch marketing chi tiết, cụ thể thì bạn cần bắt tay triển khai luôn trong thực tế.

Lúc này, bạn hãy phân bổ rõ trách nhiệm của những người có liên quan và bám sát theo những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Không có một kế hoạch marketing nào có thể hoàn hảo ngay từ ban đầu. Vì vậy, bạn cần thường xuyên theo dõi, đo lường để kịp thời điều chỉnh và tối ưu hóa dựa trên những số liệu thu thập được. 

Nhìn chung, việc triển khai kế hoạch marketing đòi hỏi sự cẩn thận, sáng tạo và sẵn sàng thích ứng với những biến đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng. 

Xem thêmTop 05 ý tưởng Marketing ngày Valentine giúp thu hút khách hàng hiệu quả

Tạm kết

Vậy là bạn vừa cùng với StringeeX tìm hiểu về 7 bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới. Có thể thấy đây là hoạt động rất cần thiết với mỗi doanh nghiệp để thực thi các hoạt động marketing hiệu quả. Để theo dõi các thông tin hữu ích khác về marketing và kinh doanh, bạn đừng quên ghé thăm website của StrigeeX thường xuyên nhé!