Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ và thương mại điện tử chính là sự thay đổi đáng kể trong hành vi tìm kiếm thông tin và mua sắm sản phẩm của khách hàng. Self Service ra đời nhằm giúp mang tới những trải nghiệm nhanh chóng và thuận thiện hơn cho người tiêu dùng. Hãy cùng StringeeX tìm hiểu Self Service là gì và hiệu quả ra sao trong bài viết dưới đây nhé!

1. Self Service là gì? Những ngành nghề nên ứng dụng Self Service

Self Service là một giải pháp giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng thông qua các thiết, máy móc bị tự động mà không cần đến sự hiện diện của đội ngũ nhân viên. 

Hiện nay, các ứng dụng Self Service tân tiến nhất thường được áp dụng công nghệ AI vào việc hoạt động. Self Service được sử dụng rộng rãi ở một số ngành nghề như: F&B, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng… 

2. Lợi ích của Self Service đối với doanh nghiệp và khách hàng

2.1. Đối với doanh nghiệp

  • Nâng cao năng suất và giảm thiểu nhân sự 

Nhờ tính năng tương tác tự động, các hoạt động liên quan đến giao tiếp với khách hàng có thể tự động hóa mà không cần sự tham gia của con người. Điều này loại bỏ yếu tố cảm xúc chi phối và máy móc có khả năng xử lý nhanh chóng và ổn định hơn. Tuy nhiên, trong các tình huống vượt quá khả năng xử lý của máy móc, con người vẫn có thể tham gia để hỗ trợ khách hàng kịp thời. Tự động hóa cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu bộ phận dư thừa và làm cho hoạt động giao tiếp với khách hàng trở nên đơn giản hơn.

  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng 

Mọi thao tác sẽ được thực hiện chính xác dựa trên tùy chọn của khách hàng và thông tin sẽ được truy xuất từ cơ sở dữ liệu đã được lưu trữ. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và dễ dàng tìm kiếm thông tin mà họ cần. Nhờ hiệu quả của hệ thống lưu trữ dữ liệu.

  • Dịch vụ đáp ứng mọi địa điểm 

Giải pháp Self-Service cho phép đáp ứng nhu cầu mọi lúc mà không cần sự tham gia của con người. Đặc biệt hữu ích trong các ngành nghề đòi hỏi hoạt động liên tục vào ban đêm hoặc khi doanh nghiệp phục vụ nhiều quốc gia. Self-Service tạo lợi thế cạnh tranh và tạo sự ấn tượng tích cực với khách hàng.

  • Giảm chi phí và tăng lợi nhuận 

Self-Service giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí nhân sự. Đồng thời, hiệu suất và hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề từ phía khách hàng cũng tăng cao. Điều này giúp doanh nghiệp có cơ hội tăng lợi nhuận thông qua việc duy trì khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới.

  • Cải thiện hình ảnh thương hiệu 

Triển khai giải pháp Self-Service giúp giải quyết mọi vấn đề của khách hàng một cách thống nhất và nhanh chóng. Điều này cải thiện hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

2.2. Đối với khách hàng

Ngoài những lợi ích quan trọng mang lại cho doanh nghiệp, Self-Service cũng đem đến nhiều lợi ích hấp dẫn cho khách hàng của bạn, bao gồm:

  • Giao dịch nhanh chóng và tiện lợi
  • Khả năng giao dịch 24/7 ở mọi nơi
  • Loại bỏ thời gian chờ đợi
  • Trải nghiệm dịch vụ tốt hơn

Tóm lại, Self-Service không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại sự tiện lợi, linh hoạt và trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

3. Những lưu ý khi sử dụng Self Service trong kinh doanh

3.1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh rõ ràng và bền vững 

Khi triển khai Self-Service trong kinh doanh, một kế hoạch chi tiết và cụ thể là vô cùng quan trọng. Kế hoạch kinh doanh tương tự như việc xây dựng nền móng vững chắc cho tòa nhà của bạn. Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chính xác sẽ giúp nhà hàng phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai. 

Điều này đặc biệt quan trọng đối với mô hình Self-Service, vì người dùng Việt Nam chưa quen hoàn toàn với việc tự gọi món, thanh toán trước và phục vụ bản thân. Đó là lý do tại sao nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng và phải theo dõi liên tục, đồng thời phải ứng dụng các chiến lược phù hợp với hướng đi của thương hiệu.

3.2. Nghiên cứu thị trường và đáp ứng xu hướng 

Thị trường là yếu tố không thể thiếu vì đó là nơi tiêu thụ sản phẩm của bạn. Những gì bạn làm được thì đối thủ cũng có thể làm theo được và ngược lại. Điều này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu kỹ thị trường, theo kịp xu hướng để tạo dựng sự khác biệt, phát triển mạnh mẽ và bền vững. 

Xu hướng ở đây là xu thế phổ biến trong thời đại hiện tại, luôn thay đổi từng giây, từng phút. Đặc biệt, thế hệ Gen Z - nhóm trẻ hiện nay, rất ưa chuộng và luôn theo kịp xu hướng. Tuy nhiên, xu hướng chỉ tồn tại trong khoảnh khắc, và chỉ có khả năng sử dụng và phát triển lâu dài mới là điều khó khăn và không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được.

>>> Tham khảo thêm ngay: Tổng hợp các mẫu thu thập thông tin khách hàng phổ biến nhất hiện nay

3.3. Tập trung vào Marketing cho thương hiệu/doanh nghiệp

Marketing là một yếu tố quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp F&B mới ra nhập thị trường. Thay vì chỉ dựa vào quảng cáo truyền thống, phát tờ rơi, và giới thiệu qua người quen, bạn có thể kết hợp sử dụng các nền tảng quảng cáo phổ biến như YouTube, Facebook, Instagram, và TikTok để tăng cường quá trình truyền thông và quảng bá một cách hiệu quả về sản phẩm, dịch vụ của mình.

3.4. Sử dụng phần mềm chăm sóc khách hàng để tối ưu hoá vận hành

Với bất cứ doanh nghiệp nào, hoạt động chăm sóc khách hàng luôn đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích nên được thực hiện chuyên nghiệp, hiệu quả. Đặc biệt với các doanh nghiệp lớn, các chuỗi nhà hàng, cửa hàng… thì việc quản lý và chăm sóc lượng khách hàng lớn cũng là một bài toán khó.

Chính vì vậy, bên cạnh hệ thống Self Service, các doanh nghiệp cũng cần có thêm sự hỗ trợ của các phần phầm CSKH để quản lý tốt các hoạt động gọi điện tư vấn và hỗ trợ khách hàng.

StringeeX có thể là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp với công nghệ IVR - giúp tăng hiệu suất Call Center và hướng tới mô hình Self-Service toàn diện. 

Trong hoạt động của Call Center, IVR đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống IVR giúp tự động phân loại và chuyển hướng cuộc gọi đến các bộ phận chức năng thích hợp hoặc kết nối khách hàng với nhân viên có chuyên môn, kỹ năng phù hợp để giải quyết vấn đề của họ.

Điều này cho phép khách hàng tự phục vụ và nhanh chóng tìm kiếm thông tin mà họ cần. Nhờ đó, thời gian chờ đợi cho khách hàng giảm đi đáng kể và trải nghiệm của họ được cải thiện. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tiết kiệm được chi phí vận hành hiệu quả hơn.

>>> Tham khảo thêm: IVR là gì? Vai trò của IVR trong hệ thống tổng đài doanh nghiệp

Bên cạnh đó, StringeeX cũng mềm cung cấp nền tảng chăm sóc khách hàng qua điện thoại và telesales hiệu quả, giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên, tối đa hoá doanh thu bán hàng. 

Đăng ký dùng thử 15 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây.

Tạm kết:

Self Service ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam bởi nhiều lợi ích đáng kể có thể thể mang lại cho doanh nghiệp. StringeeX hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu hơn về Self Service và áp dụng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.