Telesale hiện nay là một công việc khá hot và có nhu cầu nhân lực rất cao. Công việc này đòi hỏi ứng viên cần có các kỹ năng liên quan tới giao tiếp và tư vấn bán hàng một cách chuyên nghiệp. Nếu bạn cũng đang chuẩn bị có một cuộc phỏng vấn cho vị trí telesale thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Hãy cùng StringeeX khám phá chi tiết kinh nghiệm trả lời câu hỏi phỏng vấn telesale hiệu quả giúp tăng tỷ lệ thành công nhé!
1. Kinh nghiệm trả lời các nhóm câu hỏi phỏng vấn telesales phổ biến
Đội ngũ telesale là “cầu nối” quan trọng giữa công ty và khách hàng. Hình ảnh của đội ngũ telesale cũng một phần phản án sự chuyên nghiệp và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Chính vì vậy, các nhà tuyển dụng thường đặt ra những yêu cầu nhất định về sự chuyên nghiệp và chỉn chu của ứng viên khi ứng tuyển vị trí này.
Dưới đây là 3 nhóm câu hỏi phỏng vấn telesale thường gặp trong các buổi phỏng vấn:
1.1. Nhóm câu hỏi về chuyên môn
Khi phỏng vấn vị trí telesale, các doanh nghiệp thường khá quan tâm tới chuyên môn của ứng viên. Dưới đây là một số câu hỏi về chuyên môn telesale có thể sẽ xuất hiện trong buổi phỏng vấn:
- Bạn hiểu thế nào là công việc của telesale?
- Theo bạn, sự khác biệt giữa B2B và B2C là gì?
- Hãy chia sẻ những hiểu biết của bạn về công ty, sản phẩm hay dịch vụ của chúng tôi?
Để có thể “ghi điểm" cao với các nhà tuyển dụng, ứng viên nên nắm vững khái niệm của một số thuật ngữ cơ bản như B2B, B2C, Inbound Marketing, Outbound Marketing,…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu trước về công ty bạn chuẩn bị phỏng vấn, các sản phẩm hay dịch vụ cốt lõi của họ. Các thông tin này đều có trên website và các kênh social chính thức của doanh nghiệp.
Cùng với đó, ứng viên cần tích cực trau dồi và rèn luyện kiến thức, kinh nghiệm thực tế về công việc telesale để có thể tự tin trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Nếu gặp câu hỏi nằm ngoài hiểu biết của mình, ứng viên nên thẳng thắn thừa nhận mình chưa nắm rõ chủ đề này và trình bày quan điểm cá nhân của mình, tránh im lặng sẽ dễ gây mất điểm trước nhà tuyển dụng.
1.2. Nhóm câu hỏi tình huống
Với tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng, các nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ có các câu hỏi kiểm tra độ nhạy bén và khả năng xử lý tình huống thực tế của ứng viên.
Dưới đây là các câu hỏi phỏng vấn telesale tình huống phổ biến khi phỏng vấn vị trí telesale:
- Nếu khách hàng lập tức dập máy sau khi bạn chào họ và tình huống này lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn sẽ xử lý thế nào?
- Khi cần khách hàng chờ máy, bạn sẽ làm gì để họ không cảm thấy khó chịu?
- Hãy chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ bất kỳ của công ty thử gọi điện chào hàng cho sản phẩm/dịch vụ đó.
Nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng với những ứng viên có cách xử lý tình huống một cách nhanh chóng và khéo léo. Để chuẩn bị tốt cho các tình huống thế nào, ứng viên nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm, dịch vụ của công ty, đối tượng khách hàng của họ và thậm chí là các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, ứng viên cũng nên chuẩn bị trước một số kịch bản mẫu cho một số tình huống thường gặp để không bị “ngợp” trong buổi phỏng vấn.
Nếu không hiểu rõ câu hỏi, ứng viên nên hỏi lại và đề nghị nhà tuyển dụng làm rõ hơn. Điều giúp bạn kéo dài thời gian suy nghĩ và tránh được việc trả lời lạc đề.
Ngoài ra, nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm, hãy thể hiện sự chủ động, tích cực và tinh thần cầu tiến, sẵn sàng học hỏi của mình để tạo ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng.
1.3. Nhóm câu hỏi về hành vi
Bên cạnh các câu hỏi về chuyên môn và tình huống, nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt ra các câu hỏi liên quan tới hành vi của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi hành vi có thể sẽ xuất hiện trong buổi phỏng vấn:
- Nhiều khách hàng thường tỏ ra nghi ngờ và không tin tưởng khi nhận được cuộc gọi từ telesale, bạn đã xử lý như thế nào trong trường hợp này?
- Thông thường, bạn gọi bao nhiêu cuộc gọi cho một khách hàng?
- Khách hàng nào để lại ấn tượng mạnh nhất cho bạn và bạn ấn tượng về điều gì ở họ?
Nhà tuyển dụng dùng những câu hỏi này để biết ứng viên đã xử lý các tình huống trong quá khứ như thế nào. Ứng viên có thể trả lời dựa trên kinh nghiệm thực tế và giải thích lý do chi tiết về cách xử lý của mình.
Đặc biệt, các bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc và tâm huyết với công việc của mình dù bạn đã có nhiều kinh nghiệm hay chưa.
Xem thêm: Phần mềm quản lý telesales 4.0 kết hợp CRM chuyên nghiệp
2. Kinh nghiệm trả lời các câu hỏi phỏng vấn telesale cụ thể
Nhiều doanh nghiệp thường đặt kỳ vọng khá cao ở các ứng viên, không chỉ về kỹ năng mà còn là kinh nghiệm làm việc. Dưới đây là các câu hỏi phỏng vấn telesale thường được các nhà tuyển dụng quan tâm và gợi ý cách trả lời khéo léo cho các ứng viên:
2.1. Vì sao bạn muốn làm công việc telesale?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem ứng viên có niềm đam mê và sự nghiêm túc đối với công việc telesale hay không. Ứng viên nên chia sẻ suy nghĩ và quan điểm của mình một cách chân thực và thực tế, không nên quá mơ mộng hoặc đưa ra những lý do “trên trời" quá.
Cách trả lời tốt nhất là đưa một vài tố chất phù hợp với công việc telesale và những lợi ích mà công việc có thể mang lại cho bạn. Bạn cũng nên đưa ra những định hướng phát triển nghề nghiệp của mình để nhà tuyển dụng thấy được bạn thật sự nghiêm túc với công việc này.
Ví dụ: Tôi là một người yêu thích sự tương tác và giao tiếp với mọi người, do vậy công việc telesale giúp tôi có cơ hội được làm điều mình thích. Ngoài ra, tôi nhận thấy mình có khả năng giao tiếp và thấu hiểu tâm lý đối phương khá tốt nên tôi nghĩ bản thân thực sự phù hợp với công việc của một nhân viên telesale.
2.2. Theo bạn, những khó khăn của công việc telesale là gì?
Với câu hỏi này, nhà tuyển tuyển mong muốn đánh giá mức độ hiểu viết về công việc và xác định xem ứng viên có phù hợp với công việc telesale hay không. Khi nhận được câu hỏi này, thay vì kể lể quá nhiều về những khó khăn, ứng viên có thể biến những khó khăn đó là động lực để cố gắng và phát triển bản thân.
Bên cạnh đó, ứng viên có thể chia sẻ thêm câu chuyện thực tế về một khó khăn đã gặp phải trong quá khứ và cách bạn vượt qua khó khăn đó như thế nào.
Tham khảo thêm: Phần mềm gọi điện telesale hỗ trợ bán hàng hiệu quả
2.3. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn cho vị trí này?
Đây là một câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều mong muốn đặt ra cho ứng viên. Để trả lời “ăn điểm" cho câu hỏi này, ứng viên nên nghiên cứu kỹ các thông tin về công ty, sản phẩm, dịch vụ của họ, văn hoá và môi trường làm việc của doanh nghiệp, những yêu cầu của vị trí telesale….
Từ đó hãy đưa ra những điểm mạnh, kĩ năng, kinh nghiệm, điểm phù hợp của bản thân đối với công việc và thể hiện rằng bạn rất sẵn sàng cho công việc này.
Tất nhiên, ứng viên cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh chứ không thể chỉ “nói suông". Với những ứng viên viên chưa có kinh nghiệm, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy tinh thần ham học hỏi và mong muốn phát triển bản thân trong công việc.
2.4. Vì sao bạn nghĩ mình sẽ thành công với công việc telesale?
Khi nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này, họ mong muốn nhìn thấy sự tự tin vào thế mạnh và khả năng phát triển của ứng viên. Do vậy, đây chính là cơ hội để bạn thể hiện điểm mạnh và các ưu điểm của bản thân mình.
Những điểm mạnh ứng viên nên đề cập đến gồm khả năng vượt qua sự từ chối của khách hàng, khả năng thuyết phục, xử lý tình huống linh hoạt,.... Tuy nhiên, bạn vẫn cần giữ một thái độ khiêm tốn và thể hiện tinh thần cầu tiến, không ngừng phát triển của mình.
Tham khảo thêm: Tác động của tự động hoá trong telesales - Giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp
Tạm kết
Với những chia sẻ về kinh nghiệm trả lời câu hỏi phỏng vấn telesale bên trên, StringeeX hy vọng rằng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích và giúp các bạn tự tin chinh phục nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn của mình.
Bên cạnh kỹ năng giao tiếp và tư vấn bán hàng, khả năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ công việc một cách thành thục cũng là điểm cộng rất lớn của ứng viên. StringeeX xin giới thiệu tới quý bạn đọc phần mềm Autocall của StringeeX - nhà cung cấp hàng đầu dịch vụ tổng đài thông minh tại Việt Nam, đã được hơn 1000+ doanh nghiệp tin dùng:
- Giảm 80% chi phí nhân sự: Phần mềm cho phép thực hiện đồng thời nhiều chiến dịch gọi và hoạt động 24/7, giảm thiểu khối lượng công việc và tối ưu hoá bộ máy vận hành.
- Tiếp cận lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn: Đến hàng nghìn khách hàng mỗi ngày, giới thiệu nhiều thông tin và duy trì chất lượng cuộc gọi từ Autocall.
- Tăng trải nghiệm khách hàng: Tích hợp dễ dàng với CRM để cá nhân hóa kịch bản. Công nghệ Text To Speech chuyển đổi văn bản thành giọng nói, mang đến thông điệp cá nhân hóa.
- Tương tác thông minh: Khách hàng có thể tương tác qua phím bấm để xác nhận thông tin hoặc kết nối với nhân viên hỗ trợ/bán hàng.
- Đánh giá hiệu quả chiến dịch nhanh chóng: Thống kê số liệu, theo dõi báo cáo hiệu quả và ghi chép tỉ lệ phản hồi, ghi âm cuộc gọi, cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng.
Mời quý doanh nghiệp tham gia trải nghiệm 10 ngày dùng thử phần mềm StringeeX không giới hạn tính năng tại đây: